Ứng dụng công nghệ – xu hướng mới của logistics
Chạy đua công nghệ đang là cụm từ mà các doanh nghiệp logistics hiện nay thường xuyên được ví von. Bởi các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng của công nghệ trong việc phát triển nghành dịch vụ logistics thông qua việc tối ưu hóa chi phí và hiệu quả công việc.
Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), có đến 87% doanh nghiệp (DN) trong ngành cho rằng chính công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, 83% DN cũng cho hay nhiệm vụ chính trong thúc đẩy đổi mới công nghệ thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Khảo sát này cũng cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành logistics Việt Nam tuy mới ở tầm trung bình so với thế giới nhưng đã thực sự tăng nhanh trong những năm gần đây. Có những DN tại Việt Nam thậm chí còn ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới từ các hãng công nghệ danh tiếng như Oracle hay IBM.
Global Mover Logistics cập nhật cho bạn các loại công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong nghành logistics và vận tải:
- Ứng dụng trong Trucking/ Vận tải đường bộ
Xe tự động/ không người lái – Công nghệ này sử dụng hệ thống radar, laze và camera để phát hiện những vất thể trên đường và giúp nó hiểu nên phải làm gì. Hiện hệ thống vẫn cần cải thiện để giúp xe không người lái vận hành trong mọi tình trạng thời tiết và các tình huống có thể xảy ra trên đường. Trước mắt, loại xe tải này vẫn cần tài xế cho việc xếp dỡ hàng và giải quyết những vấn đề xảy ra trên lộ trình.
Sàn giao dịch vận tải – Sàn giao dịch giúp kết nối xe tải với người gửi hàng, kết nối cung (xe tải nhàn rỗi) và cầu (chủ hàng có hàng cần gửi), giúp tận dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí.
Hệ thống định tuyến (Route Planning) – Những phần mềm lập kế hoạch cho đường xe chạy, theo dõi lượng hàng trên xe. Phần mềm giúp tìm ra hành trình xe chạy ngắn nhất và hiệu quả nhất, tránh tiêu tốn năng lượng và nhiên liệu.
- Ứng dụng trong Warehousing/ Kho hàng
Công nghệ soạn (lấy) hàng
+ Thương mại điện tử (TMĐT) đã tạo một cuộc cách mạng trong việc mua sắm, trở thành một trong các “sự bình thường mới”. Các đơn hàng do đó ngày càng nhỏ và số lượng rất nhiều. Do sự phức tạp của việc lấy hàng cho đơn hàng TMĐT như vậy, người bán lẻ cần thuê một lượng lớn nhân công để thực hiện. Việc lấy hàng thủ công/bằng tay như một điểm thắt nút cổ chai, tăng chi phí mà không tạo thêm giá trị gia tăng và do đó là đối tượng của tự động hóa. Từ đó có thể thấy ứng dụng robot trong kho hàng tăng lên cùng tốc độ của TMĐT, giúp các công ty chuẩn bị đơn hàng chính xác hơn, nhanh hơn, giảm tỉ lệ hư hỏng hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ tới người tiêu dùng.
+ Tự động hóa đã được thiết lập ở nhiều trung tâm phân phối nhưng phần lớn chỉ giới hạn ở tự động hóa quy trình công việc bằng hệ thống quản lý kho (WMS). Dù hệ thống này đã chứng tỏ giúp kho hàng hoạt động hiệu quả, nhưng tự động hóa toàn bộ là việc có thể xây dựng những kho hàng được tự động hóa và thiết kế có chủ đích (purpose-designed automated warehouses). Ngày càng nhiều nhà cung cấp giới thiệu sản phẩm robot cho kho hàng, mà giải pháp robot này không cần phải thay đổi quá nhiều cấu trúc hiện tại của kho hàng.
+ Có nhiều loại Robot, có thể là loại Tự động Cất trữ và lấy hàng (ASRS), Xe robot lấy hàng (Robotic forklift trucks), hay Bultler (Part-to-Picker),…
– Khâu Thực hiện đơn hàng/Giao hàng chặng cuối (last-mile delivery)
Giao hàng chặng cuối tốn chiếm tới 30-40% tổng chi phí giao hàng. Các nhà bán lẻ, doanh nghiệp logistics đang tìm cách tăng tính hiệu quả của giai đoạn này, từ những giải pháp như tận dụng nguồn lực xã hội, những “tủ khóa thông minh” mà tại đó khách hàng có thể tự lấy đơn hàng của mình, đến những giải pháp công nghệ cao như máy bay drone.
– Khâu tổ chức công việc: Làm việc “di động” trong ngành Logistics
Việc tiếp cận trực tuyến với dữ liệu, mà ngày càng được lưu trữ đám mây, và các phần mềm (phần mềm lên kế hoạch, ứng dụng WMS,…) trở nên dễ dàng hơn, khiến nhân viên không cần phải ngồi tại văn phòng trung tâm mà vẫn có thể thực hiện công việc tại nhà. Như vậy đầu tư vào bất động sản trong tương lai có thể sẽ nhắm tới việc lưu trữ hàng/kho hàng hơn là không gian cho văn phòng.
Ứng dụng công nghệ đem lại những lợi ích gì?
- Giảm chi phí:
+ Giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động
Việc áp dụng tự động hóa trong việc soạn hàng hay hệ thống robot trong kho hàng sẽ giảm số lượng người lao động, đồng thời tạo sự quy chuẩn trong công việc, giảm sai sót hay hư hỏng hàng hóa, rút ngắn thời gian làm hàng
+ Giảm chi phí vận chuyển:
Việc áp dụng xe không người lái chứng tỏ đây là một cách giảm đáng kể chi phí vận tải. (Tuy nhiên ứng dụng này còn cần vượt qua những vấn đề pháp lý, an toàn và được xã hội chấp nhận)
+ Giảm chi phí do tận dụng nguồn lực, tránh dư thừa
Những nền tảng công nghệ giúp kết nối người vận chuyển và shipper, đặc biệt ở giai đoạn giao hàng cuối cùng (last mile delivery) như mô hình Uber đang áp dụng, sẽ giúp tận dụng tối đa đội xe, giảm tỉ lệ xe chạy không có hàng, từ đó giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp và phí giao hàng cho khách hàng.
- Tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ
Ngày càng nhiều công ty 3PL coi nền tảng công nghệ như điểm mạnh trong dịch vụ của họ. Platform (nền tảng) còn được coi là nơi làm việc, nhà máy trong tương lai, vì nó cho phép mọi thứ được tích hợp và quy chuẩn hóa, tạo điều kiện cho các bên kết nối dễ dàng (cả nội địa và quốc tế) và chia sẻ thông tin, nguồn lực.
Công nghệ giúp các công ty đưa ra dịch vụ tốt hơn do nâng cấp hệ thống liên lạc và giải quyết vấn đề tốt hơn việc giải quyết mọi thứ bằng tay
- Tăng tính “on-demand”, giảm dư thừa
Việc sử dụng những phần mềm cùng việc lưu trữ số liệu sẽ giúp công ty giảm việc sản xuất, dự trữ dư thừa để phòng ngừa rủi ro trong mô hình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của mình. Điều này sẽ giúp giảm chi phí lưu kho, vận chuyển, theo dõi hàng hóa, quản trị hệ thống…
- Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo
Những phần mềm logistics giúp lưu trữ dữ liệu, có thể phân tích xu hướng, phát hiện những vấn đề phát sinh, cách sử dụng tài nguyên hiệu quả và phát hiện những cách tiết kiệm chi phí mà việc thu thập dữ liệu thủ công có thể không phát hiện ra.
- Đồng bộ hóa thông tin
Với những công ty cung cấp nhiều loại dịch vụ, việc đồng bộ hóa các thông tin trên một nền tảng chung sẽ giúp quản lý tốt hơn dòng dịch vụ và dòng hàng, giảm thời gian xử lý, tránh sai lệch, tiết kiệm dung lượng bộ nhớ.
Công ty Global Mover Logistics luôn có tham vọng chinh phục những đỉnh cao công nghệ để đáp ứng được sự hài lòng cao nhất của khách hàng, cải thiện năng suất kinh doanh. Chính vì vậy, nếu bạn cũng là người có mong muốn ứng dụng công nghệ để tối đa hóa hiệu quả công việc kinh doanh và vận chuyển của mình, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để có một đối tác dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy và tiên tiến.
Mail: [email protected]
Phone: +84-905 355 358